– Xuất xứ: MỸ
– Quy cách: 1000 hạt/ gói
– Thời gian nảy mầm: 7 -15 ngày
– Thời gian thu hoạch: sau 7 -8 tháng, thu hoạch liên tục quanh năm trong 18 -25 năm
– Mật độ trồng từ 17.000 – 19.000 cây/ha, mỗi hố một cây cách nhau 40 – 50cm và mỗi hàng cách nhau 1 – 1,5m
– Công dụng: bảo vệ tim mạch, phòng và chữa bệnh ung thư…
– Sử dụng: xào, nấu, nướng, salad, xào giòn, nước ép….
– Liên hệ Ms HIỀN 0961.81.82.91
Mô tả
1. Công dụng của loại rau hoàng đế – măng tây
– Măng tây đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Đây là “thứ rau hoàng đế” thơm thảo có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, được xem như một loại thuốc kích dục tự nhiên quý giá…
Măng tây, tên khoa học là Asparagus officinalis. Phần thân mầm nằm trong đất (măng non) có hàm lượng dinh dưỡng cao (protit 2,2%, gluxit 1,2%, xenluloza 2,3% tro 0,6%, canxi 21mg%).
Hoa có màu vàng hoặc lục nhạt. Có khoảng một nửa số cây mang hoa đực, một nửa mang hoa cái. Quả mọng, ba ngăn, khi chín có màu đỏ. Mỗi ngăn có 1 – 2 hạt màu đen, vỏ hạt rất cứng.
– Măng tây xanh Jersey Knight F1 của hãng Johnny seeds đang được trồng phổ biến ở Việt Nam. Giống măng tây xanh này tuy mắc tiền nhất so với các loại măng tây xuất xứ nga, úc, thái…. nhưng không làm người tiêu dùng thất vọng vì măng rất to, năng xuất và chất lượng cao.
– Chất lượng măng tây phụ thuộc vào đường kính gốc măng, với cùng chiều dài 15 – 20 cm thì đường kính của gốc măng khoảng 2 cm là tốt nhất.
Không phải vô cớ mà măng tây được người ta gọi là đệ nhất trong các loại rau tươi và là vua trên thị trường rau quốc tế.
– Măng tây được trồng rất nhiều ở phía Bắc Trung Quốc trên một diện tích rộng. Người dân nơi đây thường thu hoạch măng tây bán ra thị trường rau tươi hoặc gia công sơ chế để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Măng tây có tác dụng chữa các bệnh có liên quan đến dạ dày, trị ho, lợi tiểu, các bệnh tim mạch rất tốt. Đặc biệt, y học còn sử dụng măng tây như một loại dược thảo tốt chữa trị căn bệnh đái tháo đường, viêm bang quang, viêm gan, chứng xơ vữa động mạch.
– Từ xa xưa đã có rất nhiều tài liệu có liên quan nói đến công dụng của măng tây. Theo y học hiện đại, hiện đã có rất nhiều tài liệu nói đến việc măng tây có tác dụng chữa trị căn bệnh ung thư và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào này. Những năm đầu thế kỷ 20, một vị bác sĩ người Hoa Kỳ đã ứng dụng thành công thông qua việc đưa măng tây vào khẩu phần ăn và điều trị cho những bệnh nhân bị mắc căn bệnh ung thư bàng quang. Đến năm 1974, người ta đã chính thức đưa ra kết luận rằng măng tây hoàn toàn có khả năng điều trị và chữa căn bệnh ung thư một cách hiệu quả.
– Măng tây đặc biệt có tác dụng chữa căn bệnh ung thư vú, ung thứ gan, ung thứ bàng quang, cao huyết áp, lợi tiểu. Ngoài ra, măng tây còn có chứa vitamin P, vitamin C, mannan, choline, arginine… Những chất này có tác dụng điều trị chứng liệt dương và hỗ trợ chuyện chăn gối. Hiện tại, ở nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng việc chế xuất măng tây thành trà và các món ăn để hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
– Đặc biệt hơn măng tây lại còn giàu dược tính, chính vậy ở Hy Lạp và La Mã từ trước Công nguyên người cổ xưa đã biết sử dụng măng tây làm thuốc trị bệnh. Chẳng hạn làm thuốc lợi tiểu người ta lấy măng tây tươi nấu thành canh ăn hoặc sắc lấy nước đặc để uống. Khi ta ăn măng tây lúc tiểu tiện nước tiểu có mùi đặc biệt, nên người ta thường sử dụng măng tây cho người thận yếu, đau bàng quang hay suy gan mật. Tại Pháp đã bào chế từ mầm non cây măng tây, rễ rau cây cần tây, rễ cây mùi tây và rễ cây cam thảo thành một loại biệt dược là Sirop descinq raciness được đưa vào dược điển và lưu hành rộng rãi. Thuốc có tác dụng lợi tiểu, khai vị và gây trung tiện.
– Ngoài ra người ta còn thấy toàn bộ cây măng tây đều chứa chất xơ, nhờ vậy mà rất cần thiết cho tiêu hóa đặc biệt là chống táo bón. Măng tây còn là loại thực phẩm rất có lợi cho những người lao động trí óc vì có khả năng làm tăng cường sức dẻo dai trong khi làm việc. Đáng lưu ý hơn cả, trong cây măng tây chứa một hợp chất có nitơ là tinh thể màu trắng với một hàm lượng đáng kể mà rất cần thiết cho sự xây dựng và phân chia tế bào, đó chính là asparagin, một chất được sử dụng trong trị liệu chứng phù tim và bệnh goutte.
2 .Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc măng tây
2.1 Hạt giống: ngày nay có rất nhiều loại hạt giống măng tây được nhập về việt nam với nhiều xuất xứ, người tiêu dùng không biết phải mua loại nào cho phù hợp, cho tốt. Liên hệ hatgiongnhapkhauf1.com, nơi cung cấp các loại hạt giống nhập khẩu Nga và mỹ uy tín, chất lượng. sẽ được hỗ trợ tư vấn thông tin mua hàng để khách hàng có thể lựa chọn loại phù hợp
2.2 Đất trồng:
– Thích hợp trồng trên đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, đất nham thạch núi lửa, đất đỏ bazan,… hoặc các loại đất có thể cải tạo thành đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng hữu cơ, tầng canh tác dày trên 1 mét. Tuy nhiên phải đảm bảo bộ rễ cây măng phải cách ly cao hơn mặt tầng sét, tầng phèn và mực nước ngầm trên 50 cm. Không trồng trên đất phèn, ngập úng, đất nhiễm đioxin, sỏi đá….
– Đất không có độ dốc quá 5-10%.
– Quanh khu đất trồng măng tây, bà con nên đào hệ thống mương rộng 150-200 cm, sâu 150-200 cm để thoát nước vào mùa mưa và triều cường. Có thể kết hợp trồng thêm các loại cây có giá trị kinh tế cao như hoa kiểng để che chắn giông gió, không để cây bị ngã, gẫy.
2.3 Gieo hạt: tốt nhất măng tây nên được gieo trong bầu ươm hoặc giá thể ươm hạt chừng 2 tháng mới đem ra trồng. Tầm 6- 7 tháng sau là cho thu hoạch. bình quân 7 – 10kg/1.000m2 và thu kéo dài từ ngày này qua ngày nọ liên tục tùy chất lượng giống, làm đất và chăm sóc. Trung bình hiệu quả kinh tế cây măng tây cho thu kéo dài 18 -25 năm. trước khi gieo hạt giống ngâm nước mát tay trong 2- 3 tiếng sao đó vớt ra gieo vào bầu ươm đã chuẩn bị. Đặt trong mát ở nơi kín gió và ánh sáng, đề phòng côn trùng tha hạt tránh ươm trực tiếp trên đất ruộng sẽ rất dễ bị sâu bệnh, nấm, côn trùng tấn công phá hoại hạt giống
Lưu ý có cách ủ hạt với số lượng nhiều:
– Sử dụng tấm lưới tối màu. Tiến hành rải 1 lớp tro trấu hoặc mùn dày 1 – 1,5cm ở dưới mặt nền hay mặt đất ở chỗ kín trong nhà.
– Tiếp theo lót 1 tấm lưới lên trên rồi tiếp tục rải một lớp tro như vậy lên mặt tấm lưới.
– Rải hạt đã ngâm lên trên lớp tro trấu, sau đó phủ một lớp tro trấu dày 1cm lên lớp hạt.
– Dùng tấm lưới phủ lên bề mặt, mỗi ngày tưới nước 2 lần vào buổi sáng và chiều mát.
3. Chăm bón măng tây trong thời gian ươm
Vì thời gian ươm hạt măng tây kéo dài từ 2 -2,5 tháng nên việc chăm sóc các bầu ươm ở giai đoạn này là cực kỳ quan trọng, quyết định trực tiếp đến tỉ lệ cây trồng, cho nên mọi người cần chú ý đến quy trình chăm bón cho bầu ươm như sau:
Tiến hành tưới nước cho các bầu ươm mỗi ngày 2 lần, lưu ý là chỉ nên tưới phun ẩm bằng vòi phun sương.
Sau khi ươm được 10 ngày thì cây con sẽ bắt đầu mọc lên mặt đất. Giai đoạn cây mọc cao được 10cm thì cần bón thúc với dung dịch phân NPK 15-15-15 pha loãng với nước phun tưới cho bầu cây để kích thích sự phát triển của cây. Sau đó cách 10 – 15 ngày thì tiếp túc bón thúc lần 2.
Ở thời điểm sau gieo từ 2- 2,5 tháng thì cây sẽ mọc cao khoảng 25 – 30cm, thân có 1 – 2 nhánh, lúc này chúng ta sẽ chọn những bầu cây khỏe mạnh, mập mạp và không sâu bệnh đem trồng trực tiếp vào đất.
4. Trồng cây măng tây
4.1 Làm đất trồng
Trước khi tiến hành trồng cây măng tây thì cách từ 2 tháng trước đó cần phải làm đất thật kỹ. Mọi người tiến hành làm đất theo quy trình cách 15 ngày làm đất 1 lần.
– Lần 1: Cày đất sâu khoảng 40 – 50cm, dọn sạch cỏ rác, phun thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu bệnh vào đất rồi tiếp tục cày xới cho đất cho đều.
– Lần 2: Cách 15 ngày sau tiếp tục làm đất lần 2, rải vôi khắp mặt ruộng rồi tiến hành cày xới cho vôi trộn đều vào đất, sau đó phơi nắng để tiêu diệt nấm và mầm bệnh có trong đất.
– Lần 3: Tiến hành bón lót lần 1 với các loại phân chuồng ủ hoại, rơm rạ hoặc tro trấu, mùn mục, phân trùn quế và phân hữu cơ tổng hợp trộn đều với đất trồng để tăng cường dưỡng chất cho đất
– Lần 4: Cách 15 trước khi tiến hành trồng cây thì tiếp tục cày xới đất cho tơi xốp, dọn sạch cỏ rác. San phẳng đất trồng rồi làm rãnh, lên luống cho đất trồng.
– Lần 5: Bón lót lần 2 với các loại phân như lần 1 rồi tiến hành xới đất cho đều và lên luống đất trồng.
Vì cây măng tây không chịu được ngập úng nên cần phải làm rãnh thoát nước với độ rộng và sâu khoảng 20 – 30 cm. Lên luống rộng 1m và cao 20 – 30cm để trồng cây. Lưu ý là nên làm liếp có độ dốc nghiêng về hai bên mép để đất dễ thoát nước.
4.2 Trồng cây
– Đào các hố đất với chiều sâu và rộng khoảng 20 – 30cm, khoảng cách mỗi hố cách nhau 40 – 50cm và mỗi hàng cách nhau 1 – 1,5m. Theo đó, với mật độ trồng từ 17.000 – 19.000 cây/ha
– Nhấc nhẹ các bầu cây, cẩn thận rạch bỏ túi nilon rồi vùi kín xuống hố đất, dùng đất hai bên luống đôn cho chặt gốc. Phủ một lớp đất, tro trấu, mùn, hoặc phân chuồng ủ hoại xung quanh gốc đôn cao khoảng 5cm để bảo vệ và giữ cây măng đứng thẳng. Chú ý nên trồng vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt.
5. Chăm sóc cây măng tây
Thời gian cây măng tây phát triển từ lúc trồng đến khi cho thu hoạch có thể mất thời gian từ 6 – 9 tháng, vì vậy mà ở giai đoạn này quy trình chăm sóc và bón phân rất kỹ lưỡng.
– Tưới nước
Thường xuyên tưới nước để cung cấp đủ độ ẩm cho đất để cây phát triển tốt. Vào mùa nắng thì có thể tưới ngày 2 – 3 lần, chú ý tránh tưới nước cho măng tây vào sau 5h chiều để tránh làm ảnh hưởng đến những mầm măng mới nhú, có thể phủ rơm rạ, tro trấu hoặc sơ dừa để giữ ẩm. Tuy nhiên vào mùa mưa thì cần phải chú ý làm rãnh thoát nước tốt, kiểm tra mực nước tưới tuyệt đối không được để đất bị ngập úng, nếu không cây măng tây sẽ bị thối rễ và chết gốc.
Luôn giữ cây đứng thẳng để cây lấy được ánh nắng toàn phần tạo điều kiện tốt cho bộ lá quang hợp tổng hợp chất hữu cơ nuôi dưỡng cây và bộ rễ.
– Bón phân
– Cắt tỉa và làm cỏ
Sau khi trồng măng tây thì cần phải chú ý làm cỏ thường xuyên và liên tục. Kiểm tra tỉa bỏ cây già, cây quá cao, cây nhỏ, còi cọc và tỉa bớt các cành lá rậm ở phần gốc để tạo độ thông thoáng tránh hình thành sâu bệnh gây hại và kích thích việc trổ măng con.
Nếu mật độ cỏ nhiều thì có thể phun một số loại thuốc diệt cỏ chuyên dụng dành cho măng tây như Agropac, Dicamba, Dual, Fagon vàTerbacil, …