Skip to content

HẠT GIỐNG DƯA LƯỚI RUỘT XANH (FALL)

HẠT GIỐNG DƯA LƯỚI RUỘT XANH (FALL)
35,000₫29,000₫
– Xuất sứ: Nga
– Quy cách: 1 gram/ gói
– Thời gian nẩy mầm: 5-8 ngày
– Độ sâu gieo hạt: 1.0-1.5cm
– Khoảng cách trồng: giữa các hàng 35-45 cm
– Nhiệt độ phát triển: 18-38 độ C
– Thời gian thu hoạch: 75 -95 ngày
– Trọng lượng 1,6-2,5 kg
– Màu sắc: ruột xanh( vỏ vàng hoặc xanh)
– Đặc tính: vỏ mỏng,thịt màu xanh lá cây nhạt, ruột dày ngon ngọt, với hương vị dứa
– Ưu điểm: vận chuyển dễ dàng, không nứt, tỉ lệ nảy mầm và năng suất trái rất ổn định

Mô tả

1. Thành phần dinh dưỡng của dưa lưới
Là một giống trái đa dạng, đa số có vỏ sọc màu trắng, vàng, xám hay lục. Khi chín thịt màu trắng xanh hay màu cam, thanh giòn.


– Quả dưa lưới chứa nhiều nước 88%, kèm theo hàm lượng Kali đáng kể 300mg/100g, chất xơ 1g/100g, ít calori.
– Trong 100g dưa lưới chứa: 0,9g protit, 11g glucid, 48 kcal, 2 mg betacaroten, 25 mg vitamin C (đáp ứng 1/3 nhu cầu hàng ngày).
– Ngoài ra trong dưa lưới còn chứa enzym superoxyd dismutase có thể cải thiện dấu hiệu stress và được xem là một enzym mạnh hơn là các vitamin chống oxy hóa.


2. Những lợi ích cho sức khỏe
– Dưa lưới có vị ngọt nhạt, tính hàn, hoạt chất có lợi cho tràng vị, giải rượu, ngộ độc. Hạt dưa gang trắng ngà, mềm, đậu kết chùm, có khả năng chống dị ứng mề đay, nổi mẩn, trị các bệnh đường tiết niệu. Đặt biệt hạt dưa phơi khô còn chữa được u xơ tuyến tiền liệt.
– Dưa lưới da vàng: sau khi luộc (trái 2-3 kg), bóc vỏ, đánh tơi dùng với đường phèn sẽ nhuận trường và giảm béo phì. Làm mặt nạ giúp xóa nám, tàn nhang, da hồng hào, mịn màng.
– Vỏ dua lưới phơi khô dùng chống quáng gà, khô mắt, tan mỡ, giảm cân, phòng bệnh tiểu đường, tim mạch.
Lưu ý: người bệnh cảm sốt hoặc mới ốm dậy, phụ nữ mới sinh con trong tháng, tạng hàn thì kiêng dùng dưa lưới.

3.Cách trồng và chăm sóc dưa lưới cho cả nhà:
3.1. Chuẩn bị để trồng dưa lưới tại nhà
– Thời vụ trồng: tháng 2 -3 trồng để tháng 4-5 thu hoạch, trồng tháng 8 -9 để thu hoạch vào tháng 11- 12. nhưng nói chung có thể trồng dưa lưới hầu như quanh năm từ tháng 2 đến tháng 9, tháng 10
– Đất trồng: Đất trồng dưa phải tơi xốp. Gia đình có thể dùng đất thịt trộn trấu hay đất cát đều được. hoặc mua đất sặc trồng cây tại các cơ sở bán phụ liệu trồng cây như sông gianh, tribat
– Thùng xốp: Với những thùng xốp có dung tích 40 lít thì trồng khoảng 1 – 2 cây dưa. Dưa ưa nước nên chỉ nên đục ít lỗ trên thùng xốp để giữ nước cho cây phát triển mà không trôi hết phân bón.
– Ánh sáng: Dưa lưới ưa sáng nên gia đình nên trồng ngoài ban công, trên sân thượng đón nhiều nắng cả ngày. Nếu ban công nhà quá hẹp, khuất bóng thì không nên trồng vì trái dưa không lớn nổi.
3.2 Cách trồng dưa lưới tại nhà
– Gieo hạt: Khi ươm, gieo hạt vào bầu rồi tưới đẫm nước và để ở chỗ râm mát. Sau 5-8 ngày, hạt sẽ tự nảy mầm. Trong giai đoạn này, bạn không nên tưới nhiều sẽ khiến úng hạt không nảy mầm. Đất ươm hạt thường trộn thên phân trùn hoặc phân chuồng mục để bổ sung thêm dinh dưỡng cho hạt nhanh nảy mầm. Sau vài ngày thấy cây ra lá thật thì mới đem trồng vào thùng lớn.
– Chăm sóc: thường xuyên tưới ẩm cho cây, đặc biệt từ khi ra hoa đến khi quả được 15 ngày cần tưới ẩm cho cây để quả phát triển . Sau 20 ngày quả bắt đầu nổi gân lưới chỉ tưới đủ ẩm cần hạn chế tưới nước nhiều để tránh nứt quả
Làm giàn: Công đoạn làm giàn bắt đầu khi cây ra 4-5 lá. Thay vì đóng cọc, gia đình có thể lấy dây ni-long buộc nhẹ vào giàn lưới. Cắt tỉa lá và bấm ngọn: Kể từ khi cây có 2 lá thật, cây sẽ ra nách lá đều đặn. Cần ngắt hết đến khi nào ra đến lá thứ 8 hoặc 10 thì để nhánh đó lại. Khi đó, nách lá đầu tiên của nhánh đó sẽ ra hoa cái. Khi nhánh mọc dài ra, bấm ngọn của nhánh đó chỉ để lại 1 hoa cái và 1 lá cạnh bông cái.
– Cắt tỉa lá và bấm ngọn: Kể từ khi cây có 2 lá thật, cây sẽ ra nách lá đều đặn. Bạn cần ngắt hết đến khi nào ra đén lá thứ 8 hoặc 10 thì để nhánh đó lại. Khi đó, nách lá đầu tiên của nhánh đó sẽ ra hoa cái. Khi nhánh mọc dài ra, ta bấm ngọn của nhánh đó chỉ để lại 1 hoa cái và 1 lá cạnh bông cái.
Kể từ khi cây có 2 lá thật, cây sẽ ra nách lá đều đặn. Bạn cần ngắt hết đến khi nào ra đén lá thứ 8 hoặc 10 thì để nhánh đó lại.
– Thụ phấn: Khi thấy đầu hoa cái chuyển vàng là hoa sắp nở. Thời gian này, bạn nên thụ phấn nhân tạo cho hoa vào lúc 6-8h sáng để đạt được tỉ lệ đậu cao nhất.
– Ngắt bỏ bớt hoa: Sau 2-3 ngày, nếu thấy hoa cái bắt đầu phình ra là quả đã đậu. Nếu có quá nhiều hoa đậu quả thì có thể ngắt bỏ bớt chỉ để cây ra 2-3 quả để tập trung nuôi cho tốt. Thông thường, dưa hấu, dưa lưới để lại 2 quả trên cây còn dưa lê được 3-4 quả/cây.
– Ngắt bớt ngọn: Khi cây lớn được 22-25 lá thì bạn ngắt bớt ngọn để cây tập trung nuôi quả .
– Treo quả: Quả to dần đồng nghĩa với trọng lượng tăng dần. Lúc này, bạn phải dùng dây treo cây lên dể tránh sức nặng của quả kéo cây gẫy.
– Bón phân: sử dụng phân bón dynamic an toàn cho cây và là sản phẩm hữu cơ an toàn cho người sử dụng sản phẩm . Cách bón:
+ Bón lót 50gram trước khi trồng
+ Bón thúc sau khi cây lên 6 -8 lá khoảng 50 gram/ chậu
+ Bón thúc sau đậu quả khoảng 50 gram / chậu
+ Bón thúc sau khi quả băt đầu hình thành vân lưới khoảng 50 gram/ chậu

4. Thu hoạch dưa lưới
Tính từ ngày quả bắt đầu phình ra đến ngày chín khoảng 1 tháng. Quả dưa lưới khi chín phải có màu trắng ngà hay màu vàng, gân lưới xuất hiện rõ hơn và có mùi thơm, nếu quả còn mầu xanh thì là dưa đang còn non, và lúc này hái quả sẽ nhạt và có vị đắng. Hái dưa xong bạn để nơi thoáng mát trong nhà thêm một hai ngày nữa khi ăn dưa sẽ ngọt và ngon hơn.

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *