Skip to content

HẠT GIỐNG DÂU TÂY TRÁI TO

HẠT GIỐNG DÂU TÂY TRÁI TO
50,000₫
  • – Quy cách: 5 hạt/ gói
    – Thời gian nẩy mầm: 5 -10 ngày
  • – Thời gian thu hoạch (ra hoa): 90-100 ngày
  • – Khoảng cách trồng: giữa các hàng 25-30 cm, cây cách cây 15-20 cm
    – Mùi vị: Mùi thơm đặc trưng, khi ăn mềm dai, có vị chua thanh
  • – Thời gian hoàn hảo để bắt đầu trồng: tháng 4 -tháng 5
    – Dâu tây là cây thực vật lâu năm và ra quả đều đặn hàng năm
    – Tập tính: giống dâu tây trái to , màu đỏ, quả hình chữ nhật, hình bầu tròn, vị ngon và có giá trị dinh dưỡng cao

Mô tả

Dâu tây là loại cây cảnh đẹp, cho nhiều trái ngon bổ ích cho sức khỏe cũng như chăm sóc sắc đẹp cho chị em. Cho nên loại cây này được nhiều gia đình trồng để làm đẹp cho căn nhà, vừa lấy dâu tây để ăn. Cùng hạt giống nhập khẩu F1 tìm hiểu vì sao chúng ta cần ăn dâu tây nhé.
Đốt cháy chất béo: Màu đỏ của dâu tây thể hiện chất anthocyanins có tác dụng đốt cháy chất béo. Theo nghiên cứu trên động vật cho thấy, những loài động vật ăn chất béo có thêm anthocyanins trong thức ăn giảm 24% trọng lượng so với các loại động vật ăn chất béo nhưng không thêm anthocyanins.

Hỗ trợ giảm cân: Dâu tây chứa lượng calo thấp và nhiều chất xơ. Một chén dâu tây chỉ chứa 53 calo và chất xơ giúp bạn no lâu hơn. Chúng cũng chứa vitamin C có tác dụng tăng cường trao đổi chất và giúp cơ thể đốt cháy calo nhanh hơn.

– Tăng cường trí nhớ: Thành phần fisetin có trong dâu tây được coi như một flavonoid tự nhiên giúp tăng cường trí nhớ và kích thích các dây thần kinh. Ăn dâu tây còn giúp ngăn ngừa suy giảm chức năng nhận thức.
– Giảm viêm: Một nghiên cứu của trường Y tế công cộng Harvard đã chỉ ra rằng những người phụ nữ ăn 16 trái dâu tây hoặc nhiều hơn mỗi tuần có thể giảm 14% nguy cơ cơ thể có nồng độ cao chất C-reactive protein (CRP) trong máu, ‘thủ phạm’ gây viêm nhiễm cho cơ thể.

– Cải thiện sức khỏe tim mạch: Chất flavonoid có trong dâu tây ngăn ngừa cholesterol ứ đọng lại ở động mạch. Dâu tây còn chứa một số hợp chất khác có công dụng điều hòa huyết áp, thúc đẩy chức năng của mô tế bào và ngăn ngừa huyết khối.

– Tăng cường miễn dịch: Dâu tây giàu vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch và chống lại nhiễm trùng. Chỉ một chén dâu tây có thể đáp ứng nhu cầu vitamin C của cơ thể trong cả ngày
– Tốt cho xương: Các chất dinh dưỡng như kali, magiê và vitamin đóng vai trò quan trọng với sức khỏe xương khớp. Ăn dâu tây sẽ thúc đẩy phát triển xương ở trẻ em và duy trì xương chắc khỏe ở người lớn.
– Ngăn ngừa ung thư: Dâu tây có chứa chất chống oxy hóa như lutein và zeathanacins ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Vitamin C trong dâu tây làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể chống lại các tế bào ung thư.

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Dâu tây có chỉ số đường huyết là 40. Chỉ số này tương đối thấp và an toàn cho những bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, hợp chất trong dâu tây có tác động tích cực đến mức độ glucose và lipid, giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.


– Chống lão hóa
: Biotin là hợp chất được tìm thấy trong dâu tây có tác dụng giúp tóc và móng tay chắc khỏe. Dâu tây cũng chứa một hợp chất chống oxy hóa được gọi là axit ellagic duy trì các sợi đàn hồi và ngăn ngừa chảy xệ làn da, chống lại các thiệt hại gây ra bởi các gốc tự do và ngăn ngừa nếp nhăn.
Chữa táo bón: 100 gram dâu tây có chứa 8% chất xơ hỗ trợ hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt, điều hòa nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón.
Tốt cho phụ nữ có thai: Folate có trong dâu tây là một chất dinh dưỡng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi và thúc đẩy sự phát triển của não, tủy sống và xương sọ của bé.
Cải thiện sức khoẻ đôi mắt: Các chất chống oxy hóa trong dâu tây giúp ngăn chặn đục thủy tinh thể và Vitamin C bảo vệ đôi mắt khỏi các tia cực tím có hại của mặt trời.
Tóc khỏe mạnh: Axit folic, Vitamin B5, Vitamin B6 và axit ellagic trong dâu tây ngăn chặn tóc rụng. Dâu tây cũng chứa các khoáng chất như đồng, magiê ngăn ngừa gàu và nhiễm trùng da đầu do nấm.

Phòng chống bệnh cao huyết áp: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ Vitamin C khi đang căng thẳng có thể làm giảm huyết áp và làm bạn bình tĩnh hơn, do đó làm giảm nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp. Dâu tây cũng chứa ít đường và natri, 2 thành phần chính khiến huyết áp tăng cao.


1. Mách mọi nhà cách trồng và chăm sóc dâu tây hiệu quả nhiều quả nhé 

1.1 Chọn chậu và hạt giống
Loại thích hợp: chậu dài, máng dài để có thể lên luống nhỏ và dài; chậu treo.
– Ưu điểm khi trồng dâu tây trong chậu máng
+ Quả dâu sẽ được thả sang hai bên chậu, không tiếp xúc với mặt đất, chất lượng và màu sắc quả sẽ tốt hơn. Dễ trồng, chăm sóc và tưới bón.
+ Thuận tiện cho dâu phát triển và đẻ nhánh (dâu tây là giống cây chia nhánh bẵng cách ra các mầm lan mặt đất và ra rễ).
+ Có thể tận dụng được những diện tích nhỏ khi treo lên theo diện tích thẳng đứng thì cùng một diện tích có thể bố trí từ 4 – 5 chậu.
– Hạt giống: liên hệ cửa hàng hạt giống nhập khẩu F1, nơi cung cấp các loại hạt giống dâu tây nhập khẩu từ Nga về, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ vì được Nga đóng gói bao bì, thành phẩm . Cho tỉ lệ nảy mầm cao, sai trái vì là đời F1 tôt nhất.

1.2 Vị trí nên trồng: 
– Dâu tây ưa ẩm và chịu hạn rất kém. Nhiệt độ tốt nhất để cây dâu phát triển là từ 7-30 độ. Bạn nên trồng cây ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng bởi nếu thiếu nắng cây sẽ vàng lá, phát triển chậm và không cho quả, nhưng thời gian chiếu sáng không quá 12 giờ/ ngày. Tránh để cây nơi có ánh đèn vào buổi tối bởi cây sẽ phát triển mạnh nhưng không ra trái.
– Vị trí thích hợp có thể tham khảo: cửa sổ, ban công chỉ nắng vào buổi sáng hoặc chiều. Nếu trồng ngoài trời hoặc trong vườn nên trồng dưới bóng những cây to nhưng vẫn có nắng ở mức độ vừa phải và có thể giữ ẩm tốt.
1.3 Đất trồng: 
– Bạn nên dùng loại đất tơi xốp, có thể dùng đất thịt và thỉnh thoảng xới đất cho cây. Có thể dùng đất tribat hoặc dùng đất thường trộn thêm phân bón và xơ dừa, chấu để đất tơi xốp lâu, luôn luôn ẩm, giữ ẩm tốt, nhiều chất dinh dưỡng, có thể bón phân bổ sung.
– Trước khi trồng cây có thể trộn thêm phân bón hoặc phân bón lót với số lượng ít để giúp cây có đà phát triển tốt. Có thể trộn thêm phân chuồng đã ủ hoai, sơ dừa, cho chấu cùng với đất để đất tơi xốp lâu hơn.
– Sau mỗi vụ thu hoạch quả hoặc cây đẻ nhánh nên xới đất xung quanh cho cây, bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón thêm phân.
– Do tính chất ưa ẩm của cây dâu và quả thường mọc thấp nằm trên mặt đất nếu ta trồng bằng chậu tròn nên có thể phủ lên 1 lớp rơm trên bề mặt xung quanh gốc và phía dưới quả vừa giữ ẩm tốt vừa nâng đỡ cho quả.

1.4 Gieo hạt:
Hạt giống trước khi gieo ngâm hạt vào nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh ( ấm ấm khoảng 40 -50 độ C) chừng 8 -12 tiếng. Đem gieo hạt vào giá thể và rãi một lớp đất mỏng lên. Dùng bình xịt phun sương làm ẩm đất.

1.5 Tưới nước:
Dùng nước thường tưới vào buổi chiều khi nắng đã tắt, tưới thật ẩm đất, nếu đất của bạn giữ ẩm kém có thể tưới thêm 1 lần vào buổi sáng. Có thể tận dụng nước vo gạo tưới cho cây, nước gạo sẽ lên men trong đất giúp cây phất triển tốt. Tuy nhiên chỉ tưới nước gạo nếu cây trồng được 1 tuần. Không tưới khi cây chưa bám rễ.

1.6 Chăm sóc sau trồng:
– Mới trồng: Cây thường héo do mới tách hoặc do đứt rễ khi trồng, do vậy bạn nên dùng bìa, xốp, … che nắng cho cây trong vòng 2-3 ngày đầu. Nhớ thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm.
– Sau 1 thời gian ngắn cây phát triển rất nhanh và cho quả hoặc ra nhánh:
+ Ra hoa, quả: Bạn cần chú ý diệt kiến vì chúng tấn công cây rất nhanh, ăn hết quả kể cả khi quả còn xanh. Nếu trồng bằng chậu dài nên hướng cho quả ra phía thành chậu, quả sẽ phát triển đều và dễ theo dõi tránh sâu bọ.
Nếu trồng bắng chậu tròn thì bạn nên tìm que chống quả cách biệt với mặt đất. Nếu 1 cành ra quá nhiều hoa, quả con nên ngắt bớt để số lượng tối đa là 3 quả thì cây mới có thể tập chung nuôi và chất lượng quả tốt. Nếu để nhiều quả cũng tự chột và đen vừa mất chất nuôi dưỡng của cây mà nhưng quả khác cũng không được phát triển đầy đủ.
+ Ra nhánh: Sau khi cây đã mọc ổn định và đủ chất cây sẽ ra mầm, khi mầm phát triển tốt mọc dài đến mức cần và đủ sẽ tự đâm rẽ để tạo cây con mới. (đây là lúc vườn dâu phát triển hơn và có thể tách cây để tạo một chậu trồng mới).
Chú ý khi đầu mầm (nhánh) có phần rễ trắng đâm ra khoảng 0,5cm nên tìm đất cho nhánh cắm rễ, sau 1 thời gian sẽ thành cây độc lập. Chú ý tuyệt đối không tách nhánh khỏi cây mẹ ngay mà nên chờ nhánh có thể phát triển độc lập rồi mới tách vì ban đầu nhánh vẫn phải phụ thuộc vào cây mẹ do chưa tự nuôi được.
Khi nhánh đã thành cây con có thể đánh để tạo chậu mới, gây giống… lúc này đã có thể cắt dây nối giữa nhánh và cây mẹ hoặc không tùy mục đích của bạn.
Nếu chịu khó chăm sóc từ 5 – 6 cây con sau 3 đến 4 tháng bạn sẽ thấy thay đổi rất nhiều. Cây có thể cùng lúc cho ra nhánh và ra quả: trong trường hợp này cứ để cây con phát triển bình thường, tuyệt đối không đánh cây vào lúc này sẽ gây chột quả và chết cây. Sau khi hái quả, đánh cây như bình thường.

1.7 Quả và cây con
Ra quanh năm nhưng nhiều vào mùa mưa, do có độ ẩm cao. Chất lượng quả phụ thuộc chất đất, giống cây, cách chăm sóc, thời tiết. Quả mùa hè thường ngọt hơn nhưng nhỏ hơn. Nếu quá nhiều nắng quả bị táp, có màu vàng cam, sạn vỏ và không phát triển. Mùa đông quả to hơn nhưng cũng chua hơn. Có thể dùng để ngâm đường làm mứt, làm mặt nạ chăm sóc sắc đẹp.
Bạn có thể trang trí thêm cho những chậu dâu tây để cộng thêm tác dụng trang trí nhà. Chúc các bạn trồng được dâu tây như ý muốn!

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *