– Quy cách: 0.05 gram / gói
– Đặc điểm: quả màu đỏ, hơi sần sần không đẹp mắt nhưng cực dễ trồng
– Thời gian trồng: tháng 4 đến tháng 6
– Chiều cao cây: 25 – 30 cm
– Thời gian nảy mầm: 10 – 14 ngày
– Thu hoạch sau: 70 – 80 ngày
– Có khả năng chịu sương giá nhẹ. Riêng những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao, dâu tây cần được che chắn, có bóng mát.
Mô tả
Dâu tây là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Một chén dâu tây chứa 51,5mg vitamin C, khoảng ½ nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Như vậy, chỉ với hai chén dâu tây, bạn đã có đủ 100% lượng vitamin C theo yêu cầu. Vitamin C là chất có khả năng tăng cường miễn dịch đồng thời còn là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Một cuộc nghiên cứu của trường ĐH California, Los Angeles, Mỹ ,vào năm 2010 đã phát hiện ra rằng, khả năng chống oxy hóa trong dâu tây sẽ trở nên khả dụng về mặt sinh học và sẵn sàng hoạt động trong máu sau khi ăn loại trái cây chỉ trong vài tuần lễ.
Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vì sự khỏe mạnh của hệ miện dịch chính là phòng thủ vững chắc nhất để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của mọi căn bệnh. Một chất hóa học từ thực vật được gọi là axit ellagic có trong dâu tây cũng có khả năng ngăn ngừa ung thư. Axit ellagic đã được chứng minh là có công dụng chống ung thư bằng cách chế ngự sự phát triển các tế bào ung thư.
Cách thứ hai là chúng mang đến tác dụng kháng viêm, rất tốt cho tim. Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và sự biến đổi của các nhân tố nguy hiểm tại Toronto, Canada đã tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của dâu tây trong một chế độ dinh dưỡng có ít cholesterol. Nhóm này kết luận rằng: việc tăng cường thêm dâu tây và khẩu phần ăn uống sẽ giúp làm giảm những tổn hại của do quá trình oxy hóa gây ra cũng như hạ thấp lượng mỡ trong máu. Cả hai yếu tố đều là nguyên nhân gây ra bệnh tim và tiểu đường.
Chất xơ còn hỗ trợ việc phòng chống bệnh tiểu đường típ 2 vì chúng làm chậm việc hấp thu các loại đường (như đường glucose…) trong máu. Kết quả là những người trưởng thành đang phải kiểm soát căn bệnh tiểu đường cần tăng cường thêm dâu tây trong khẩu phần của họ ở mức điều độ.
Folate là một vitamin nhóm B rất cần thiết cho những phụ nữ đang mang thai hoặc đang cố gắng thụ thai. Dâu tây chính là một nguồn cung cấp folate khá tốt với khoảng 21mcg cho mỗi khẩu phần (một chén). Chất dinh dưỡng này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình mang thai vì chúng giúp ích cho sự phát triển não bộ, sọ và cột sống của thai nhi. Axit folic (folate) trong dâu tây còn giúp ngăn ngừa một số khuyết tật của thai nhi như tật nứt đốt sống.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây dâu tây
1. Chọn chậu và hạt giống
Loại thích hợp: Tùy theo diện tích và sở thích thì mình chọn chậu sao cho phù hợp, tuy nhiên chậu dài, máng dài để có thể lên luống nhỏ và dài sẽ trồng được nhiều cây dâu tây hơn
– Các Ưu điểm khi trồng dâu tây trong chậu máng
+ Quả dâu sẽ được thả sang hai bên chậu hoặc thả xuống dưới mà không lo tiếp xúc với mặt đất, chất lượng và màu sắc quả sẽ tốt hơn. Dễ trồng, chăm sóc trong việc tưới và bón các loại phân.
+ Thuận tiện cho cây dâu tây phát triển và đẻ nhánh và quang hợp ánh nắng
+ Cùng diện tích nhưng ta có thể trồng được số lượng chậu gấp 2-3 lần.
– Hạt giống dâu tây: liên hệ cửa hàng hạt giống nhập khẩu F1, nơi cung cấp các loại hạt giống nhập khẩu trực tiếp từ Nga, được Nga phân phối đóng gói thành phẩm. Đảm bảo rỗ nguồn gốc xuất xứ, cho tỉ lệ nảy mầm cao, đạt năng xuất tốt
2. Vị trí nên trồng:
Vì do khả năng chịu khô và nắng của dâu tây rất kém. Nhiệt đột phát triển tốt nhất là trung bình 15 -30 độ. Bạn nên trồng cây ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng, nhưng thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời không nên quá 7-9 giờ/ ngày. Tránh để cây ở những nơi có ánh đèn vào buổi tối bởi cây sẽ phát triển mạnh nhưng không ra được quả
3. Đất trồng:
– Ta nên chọn loại đất tơi xốp và sạch, trước khi trồng ta nên trộng với 1 phân lân hoặc phân hữu cơ được ủ mục càng tốt.. Nếu đất trồng luống thì ta nên phơi đất để ải cho sạch sâu bệnh sau đó mới trồng tiếp.
4. Cách trồng
Bạn làm sạch, phẳng bề mặt đất đất , hạt giống mua về ngâm nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh ( ấm ấm khoảng 50 độ C) khoảng 6 -8 tiếng sau đó vớt hạt rắc đều hạt với khoảng cách 7-10cm hạt có thể dầy hơn cũng được nhưng khi cây phát triển lên dầy quá thì phải đánh tỉa bớt ra. Sau khi dải đều hạt xong chúng ta phủ một lớp đất móng đối với chậu với trồng luống thì ra nên che chắn thêm bằng một lớp dơm rạ hoặc phủ nilong.
5. Tưới nước:
Ta nên tưới ẩm nước ngay sau khi trồng xong và khi cây phát triển thì cũng phải thường xuyên phải giữ ẩm, nên tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát khi hết ánh nắng mặt trời. Các bạn cũng có thể tưới bằng nước vo gạo thì càng tốt.
6. Chăm sóc sau trồng:
– Cây dâu tây nảy mầm 5-7 thì bắt đầu phát triển rất nhanh khoảng 30 cây phát triển rất nhanh ra nhánh, đối với các nhánh mọc dài và phát dễ cắm xuống đất xâu và có dễ trắng xung quanh các bạn có thể tách sang chậu nhưng chú ý nên làm vào thời tiết mát và tưới ẩm ngay cho cây mới dâm:
+ Ra hoa, quả: Các bạn chú ý diệt kiến và chuột thời rất hay cắn quả. Nếu trồng bằng chậu dài, ta cho quả ra bên ngoài chậu, quả sẽ phát triển đều và dễ theo dõi tránh sâu bọ.
7. Phân bón
– Khi quan sát cây có mầu vàng lá thì có thể bón ,nhưng nên sử dụng các loại phân bón theo hướng dẫn tại cửa hàng cho phù hợp với từng thời điểm phát triển của cây. Có thể hòa ra nước tưới kèm theo hoặc rắc phân xung quanh gốc.
8. Khi cây bị sâu bệnh và vàng lá
– Tìm và diệt sâu bằng các loại thuốc chuyên có bán tại các của hàng vật tư nông nghiệp.
– Phun thuốc diệt côn trùng : Nên phun đúng loại theo hướng dẫn và phun trước khi quả chín 7-10 ngày.
– Lá vàng: Có thể do cây mắc 1 trong 3 nguyên nhân sau cây thiếu chất, thiếu nắng, thiếu nước.
9. Quả và cây con
Cây dâu tây có thể ra quanh năm nhưng nhiều vào mùa mưa, do có độ ẩm cao. Chất lượng của quả phụ thuộc chất đất, giống cây, cách chăm sóc, thời tiết. Những trái dâu tây mùa hè thường ngọt hơn nhưng nhỏ hơn. Nếu quá nhiều nắng quả bị táp, có màu vàng cam, sạn vỏ và không phát triển. Mùa đông trái to hơn nhưng cũng chua hơn. Chúng ta Có thể dùng để ngâm đường làm mứt, sinh tố hoa quả, ăn trực tiếp.