- – Quy cách: 0.1 gram
- – Chiều cao cây: 25 -35 cm
- – Trọng lượng trái: 20- 25gram
- – Thời gian nảy mầm: 7- 15 ngày
- – Thời gian thu hoạch: 85- 90 ngày
- – Mùa vụ gieo trồng: quanh năm, cây dễ trồng, phát triển mạnh
- – Tỉ lệ nảy mầm, ra hoa và đậu quả cao, thích hợp trồng ở các hộ gia đình hoặc trồng công nghiệp.
Mô tả
Cây cà chua có tên khoa học là Lycopesium esculentum, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là loại rau ăn quả, họ cà (Solanaceae). Quả cà chua mọng nước, khi chín có màu vàng hoặc đỏ, có nhiều hình dạng: Tròn, dẹt, có cạnh, có múi… Quả có chứa nhiều vitamin C nên có vị chua.
Công dụng chính của cà chua là ăn tươi sống, nấu canh cà chua, xào với thịt, hải sản, trứng… rất thơm ngon, bổ dưỡng. Giải khát bằng nước ép cà chua cùng với ít đường, đá uống rất tốt trong mùa hè. Sau đây là một số công dụng của cà chua.

1. Phòng ung thư: Chất lycopene còn có khả năng oxy hoá đặc biệt, có thể tiêu trừ các phân tử tự do, bảo vệ tế bào, ngăn chặn quá trình biến đổi của các bệnh ung thư. Cà chua không chỉ có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư tiền liệt tuyến, mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc các chứng ung thư như ung thư tuyến tuỵ, ung thư trực tràng, ung thư vòm họng, ung thư vú…
2. Chữa viêm gan mạn tính: Cà chua 250mg rửa sạch, thái miếng, thịt bò 100g thái mỏng, xào ăn hàng ngày. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ tốt trong điều trị viêm gan mạn tính, giúp cơ thể nhanh hồi phục.
3. Tốt cho người viêm thận: Trong cà chua còn có chất giúp dịch vị bài tiết một cách bình thường, bảo đảm cho hồng cầu được tạo thành, có lợi cho việc duy trì tính đàn hồi của thành mạch máu và bảo vệ làn da. Ăn cà chua có tác dụng hỗ trợ phòng tránh và trị liệu các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp. Cà chua chứa nhiều nước, lợi tiểu, cũng thích hợp cho người bị viêm thận sử dụng.

4. Bảo vệ tim mạch: Chất lycopene trong cà chua hàm chứa các vitamin và khoáng chất có tác dụng bảo vệ tim mạch, có khả năng làm giảm tác hại của các bệnh tim mạch.
5. Chữa bí đại tiện, thiếu máu: Cà chua sống gọt bỏ vỏ, thái thành miếng nhỏ, trộn với mật ong, ăn ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 quả.
6. Chữa bỏng lửa: Tách lấy vỏ cà chua có dính thịt quả đắp lên chỗ bỏng, thỉnh thoảng lại thay. Thuốc có tác dụng chống đau rát và kích thích da chóng hồi phục.
7. Chống lão hóa: Vitamin C trong cà chua có tác dụng giải khát, hỗ trợ tiêu hoá, làm mát máu, điều hoà gan, thanh nhiệt giải độc, giảm huyết áp. Do đó cà chua là thực phẩm hỗ trợ trị liệu rất tốt cho những người bị huyết áp cao, hay bệnh thận. Ăn nhiều cà chua có tác dụng chống lão hoá, giúp làn da trắng tự nhiên.
8. Chữa mụn nhọt lở loét: Lấy ngọn cây cà chua rửa sạch, giã nát, thêm vài hạt muối, đắp lên nơi tổn thương rồi băng lại. Mỗi ngày làm vài lần cho đến khi khỏi. Hoặc nấu cà chua với dầu hay mỡ cho đến khi bốc hết hơi nước, sau đó dùng như một loại thuốc mỡ để bôi lên những nơi mụn nhọt, lở loét.

9. Chữa sốt cao kèm theo khát nước: Cà chua 200g thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày, uống lạnh hay nóng đều được. Hoặc dùng nước ép cà chua, nước ép dưa hấu mỗi thứ 200ml, trộn đều, chia 2 – 3 lần uống trong ngày
10. Chữa tăng huyết áp: Vào sáng sớm (khi chưa ăn uống), lấy 1 – 2 quả cà chua, rửa sạch bằng nước sôi, thái thành miếng nhỏ, thêm chút đường cho đủ ngọt rồi ăn sống. Mỗi liệu trình kéo dài ½ tháng, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác.
11. Chữa chảy máu chân răng: Ăn tươi cà chua (quả chín) ngày 3 – 4 lần, mỗi lần 1 – 2 quả, ăn trong 2 tuần sẽ có kết quả.
12 . Làm làn da mịn màng, tưới sáng: Do giàu rutin, beta-carotene, vitamin B và C…có tác dụng làm da mịn màng, tươi sáng nên cà chua được các nhà thẩm mỹ chiếu cố chế “mặt nạ” dưỡng da.

2. Hướng dẫn trồng và chăm sóc cà chua đơn giản nhất nhé:
1. Chuẩn bị đất và hạt giống
– Đất trồng: Bạn cần chuẩn bị đất trồng hữu cơ một lượng vừa đủ vaftranh sử dụng đất đã dùng ngoài vườn để gieo hạt vì khả năng thoát nước kém và có thể chứa sinh vật gây bệnh.
– Hạt giống: liên hệ hạt giống nhập khẩu F1 nơi cung cấp hạt giống nhập khẩu từ Nga về đảm bảo rõ nguồn gốc, xuất xứ, cho tỉ lệ nảy mầm cao
2. Gieo mầm
– Đổ hỗn hợp đất hữu cơ đã chuẩn bị vào khay ươm và tạo 2 lỗ nhỏ trong mỗi ô bằng ngón tay trỏ hoặc bút chì. Mỗi ô, các bạn gieo 2 hạt giống để đảm bảo ít nhất 1 hạt sẽ nảy mầm nhé.
– Sau khi đã để hạt mầm vào trong, các bạn phải rắc thêm 1 lớp đất hữu cơ nữa lên trên bề mặt khay để lấp kín hạt giống và các lỗ. Lưu ý, ở bước này, các bạn phải loại bỏ hết không khí trong các ô bằng cách dùng tay ấn nhẹ vào. Xịt 1 ít nước để hạt giống có sự gắn kết chặt chẽ hơn với đất. Cuối cùng là đậy khay ươm lại.

3. Nảy mầm
Bạn luôn phải giữ một lượng ẩm trong khay ươm đủ lớn để giúp hạt có nảy mầm. Ngoài ra, các bạn cũng cần cung cấp đủ ánh ánh sáng cho cây. Bạn nên để khay ươm ở khu vực có nhiệt độ từ 30-35 độ C.
4. Chăm sóc cây mầm
Khi bạn thấy những mầm non đầu tiên nhú lên,ngay lập tức bạn cần mở khay ươm và đặt chúng dưới một bóng đèn sưởi. Tốt nhất là đèn nên để cao từ 10-15 cm so với khay. Cách này giúp ngăn chặn bệnh tật.
Các bạn không nên tưới quá nhiều nước vào đất dễ gây trạng gập úng cây.
Tiến hành tỉa bớt cây con khi chúng đạt chiều cao 5 – 7 cm. Chỉ chọn cây con trông khỏe mạnh trong mỗi ô và cắt bỏ cây còn lại. Lưu ý, không được nhổ cây vì có thể ảnh hưởng đến bộ rễ của cây kia.
– Khi cây con có 2 bộ lá là bạn cần bón phân. Quá trình này giúp bổ sung phân bón hòa tan trong nước cho cây. Các bạn nhớ chỉ 1 lần/tuần thôi nhé.

5. Thay chậu cây
-Khoảng 1 tháng sau khi gieo hạt, nếu cây con đạt chiều cao khoảng 20 cm, bạn cần tách toàn bộ cây con ra khỏi khay ươm và quan sát bọ rễ một cách cẩn thận. Nếu thấy rễ quấn kín quanh bầu đầt thì đã đến lúc thay chậu.
– Không giống như nhiều loại cây khác, bạn hoàn toàn có thể chôn 1 phần thân cây cà chua dưới đất. Cách này sẽ làm phát triển rễ dọc phần thân chìm trong đất.
– Đặt các cây trở lại vị trí dưới đèn sưởi trong vài tuần để chúng tiếp tục tăng trưởng.
6. Chăm sóc cây khi trưởng thành
-Sau 6 tuần tính từ lúc bắt đầu gieo hạt, bạn cần chuyển chậu cây cà chua ra trồng trong vườn hoặc chậu cảnh tùy chọn.
Các bạn đào 1 rãnh nhỏ với độ sâu vừa phải và đặt cây cà chua xuống dưới. Lấp đất quan gốc sao cho giữ cây đứng thẳng.
Chú ý: trước khi đem cây ra trồng ngoài vườn các bạn cần ngắt bớt cành và lá bên dưới để tránh cây bị thối, dễ mắc bệnh.
– Bạn nên tưới nước liên tục khi thấy mặt đất có dấu hiệu se để cung cấp độ ẩm tối đa cho đất và cây. Hãy chuẩn bị một chiếc lồng (bằng kim loại hay gỗ, nhựa tùy ý để bảo vệ cây các bạn nhé!

7. Thu hoạch
Đây là giai đoạn mà bạn sẽ cảm thấy vui và phấn khích nhất. Nhờ việc duy trò tưới nước và bón phân đều đặn, sau khoảng 2 tháng, những trái cà chua chín mọng đã hiện ra trước mắt bạn. Còn chờ gì nữa cùng hưởng thụ thành quả ngay thôi.
Chắc chắn những trái cà chua trồng tại nhà của các bạn sẽ hoàn toàn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và không có chất bảo quản. Hãy cùng trồng cà chua thử theo hatgiongnhapkhauf1.com hướng dẫn các bạn nhé!
