Skip to content

HẠT GIỐNG DƯA LƯỚI TRÒN NGA (VỎ VÀNG RUỘT VÀNG)

HẠT GIỐNG DƯA LƯỚI TRÒN NGA (VỎ VÀNG RUỘT VÀNG)

35,000₫


– Xuất xứ: Nga
– Quy cách: 15 hạt/ gói
– Thời gian nẩy mầm: 5-8 ngày
– Độ sâu gieo hạt: 1.0-1.5cm
– Khoảng cách trồng: giữa các hàng 35-45 cm
– Nhiệt độ phát triển: 18-38 độ C
– Ánh sáng: tán xạ, trực tiếp
– Thơi gian thu hoạch (ra hoa): 70-90ngày
– Màu sắc: vỏ vàng ruột vàng, trái tròn
– Chiều cao cây trưởng thành: 400cm
– Đặc tính” Thịt là màu vàng nhạt, dày, hương vị thơm ngon, có hàm lượng đường cao

Mô tả

Mặc dù không phải ai cũng thích hương vị của dưa lưới nhưng cũng không thể phủ nhận tác dụng của nó đối với sức khỏe con người
Dưa lưới  (còn gọi là dưa vàng, dưa hấu vàng ) là loại thực phẩm rất giàu vitamin A, E và C, cùng các khoáng chất như beta carotene, kali và mangan. Một nghiên cứu năm 2003 được thực hiện bởi các chuyên gia thuộc Bộ môn Dinh dưỡng, Đại học bang Kansas, Hoa Kỳ, khẳng định rằng bổ sung vitamin A có tác dụng tăng cường sức khỏe của phổi, hạn chế tác hại do thuốc lá và khói thuốc lá gây ra. Sau đó, Quỹ Y tế Thế giới cũng liệt kê dưa lưới vào danh sách các loại quả mang lại lợi ích cho phổi vì nó chứa nhiều vitamin A (một cốc 250mg dưa lưới chứa tới 40% lượng vitamin A cơ thể cần mỗi ngày). Ngoài ra, nhờ có hàm lượng chất beta carotene phong phú mà loại dưa này cũng có thể giúp kiểm soát sự thoái hóa điểm vàng, một bệnh làm suy giảm thị lực ở người có tuổi.

Với chỉ số đường huyết thấp, dưa lưới đặc biệt được coi là có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Hơn nữa, các chất xơ hòa tan trong dưa lưới cũng phong phú nên nó rất tốt cho những người bị táo bón.
Ngoài ra, dưa lưới còn có những lợi ích cho sức khỏe nổi bật như sau:
1.1 Tốt cho tim, giảm huyết áp
Nhờ hàm lượng phong phú của chất lycopene mà dưa hấu lưới được coi là một trong những “vệ sĩ” có thể bảo vệ tim khỏe mạnh. Một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ cho thấy những phụ nữ có nồng độ lycopene trong máu cao có nguy cơ mắc bệnh tim mạch giảm 50% so với những chị em khác.
Ngoài ra, lượng kali trong dưa lưới cao (100gam dưa lưới chứa 267mg kali). Một chén (250 ml) dưa lưới chứa khoảng 10% nhu cầu kali hàng ngày của cơ thể. Kali lại là một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể và giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp. Nhờ đó, dưa lưới có tác dụng bảo vệ chống lại đột quỵ và bệnh tim mạch vành và kiểm soát huyết áp.

1.2 Giảm tình trạng viêm trong cơ thể
Một cốc (250 ml) dưa lưới có chứa tới 22% lượng vitamin B6 mà cơ thể cần hàng ngày. Do vậy, có thể nói, loại dưa này có thể giúp duy trì sự trao đổi chất của cơ thể rất tốt.
Nghiên cứu được công bố trong 2010 trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ cho thấy những người bị thiếu vitamin B6 thường có nhiều nguy cơ bị viêm trong cơ thể, dễ dàng gặp tình trạng căng thẳng, oxy hóa và giảm hiệu quả của quá trình trao đổi chất, từ đó dễ dẫn đến bệnh tiểu đường và các bệnh khác.

1.3 Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể
Dưa lưới là một nguồn đặc biệt tốt của citrulline mà citrulline lại là một chất cơ thể sử dụng để làm tạo ra các amino acid arginine (đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch). Nhiều nhiên cứu về các vết mổ ở người và động vật gặm nhấm cho thấy arginine có thể giúp chữa lành vết thương, vết xước nhỏ nhanh chóng. Đó chính là lý do tại sao dưa lưới lại giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Ngoài ra, dưa lưới cũng giàu vitamin C. Vitamin C cũng được coi là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng hình thành collagen trong xương, sụn, cơ bắp và mạch máu, đồng thời tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể.

2.Cách trồng và chăm sóc dưa lưới cho cả nhà:
2.1. Chuẩn bị để trồng dưa lưới tại nhà
Thời vụ trồng: tháng 2 -3 trồng để tháng 4-5 thu hoạch, trồng tháng 8 -9 để thu hoạch vào tháng 11- 12. nhưng nói chung có thể trồng dưa lưới hầu như quanh năm từ tháng 2 đến tháng 9, tháng 10
Đất trồng: Đất trồng dưa phải tơi xốp. Gia đình có thể dùng đất thịt trộn trấu hay đất cát đều được. hoặc mua đất sặc trồng cây tại các cơ sở bán phụ liệu trồng cây như sông gianh, tribat
Thùng xốp: Với những thùng xốp có dung tích 40 lít thì trồng khoảng 1 – 2 cây dưa. Dưa ưa nước nên chỉ nên đục ít lỗ trên thùng xốp để giữ nước cho cây phát triển mà không trôi hết phân bón.
Ánh sáng: Dưa lưới ưa sáng nên gia đình nên trồng ngoài ban công, trên sân thượng đón nhiều nắng cả ngày. Nếu ban công nhà quá hẹp, khuất bóng thì không nên trồng vì trái dưa không lớn nổi.

2.2 Cách trồng dưa lưới tại nhà
Gieo hạt: Khi ươm, gieo hạt vào bầu rồi tưới đẫm nước và để ở chỗ râm mát. Sau 5-8 ngày, hạt sẽ tự nảy mầm. Trong giai đoạn này, bạn không nên tưới nhiều sẽ khiến úng hạt không nảy mầm. Đất ươm hạt thường trộn thên phân trùn hoặc phân chuồng mục để bổ sung thêm dinh dưỡng cho hạt nhanh nảy mầm. Sau vài ngày thấy cây ra lá thật thì mới đem trồng vào thùng lớn.
Chăm sóc: thường xuyên tưới ẩm cho cây, đặc biệt từ khi ra hoa đến khi quả được 15 ngày cần tưới ẩm cho cây để quả phát triển . Sau 20 ngày quả bắt đầu nổi gân lưới chỉ tưới đủ ẩm cần hạn chế tưới nước nhiều để tránh nứt quả
Làm giàn: Công đoạn làm giàn bắt đầu khi cây ra 4-5 lá. Thay vì đóng cọc, gia đình có thể lấy dây ni-long buộc nhẹ vào giàn lưới. Cắt tỉa lá và bấm ngọn: Kể từ khi cây có 2 lá thật, cây sẽ ra nách lá đều đặn. Cần ngắt hết đến khi nào ra đến lá thứ 8 hoặc 10 thì để nhánh đó lại. Khi đó, nách lá đầu tiên của nhánh đó sẽ ra hoa cái. Khi nhánh mọc dài ra, bấm ngọn của nhánh đó chỉ để lại 1 hoa cái và 1 lá cạnh bông cái.

Cắt tỉa lá và bấm ngọn: Kể từ khi cây có 2 lá thật, cây sẽ ra nách lá đều đặn. Bạn cần ngắt hết đến khi nào ra đén lá thứ 8 hoặc 10 thì để nhánh đó lại. Khi đó, nách lá đầu tiên của nhánh đó sẽ ra hoa cái. Khi nhánh mọc dài ra, ta bấm ngọn của nhánh đó chỉ để lại 1 hoa cái và 1 lá cạnh bông cái.

Kể từ khi cây có 2 lá thật, cây sẽ ra nách lá đều đặn. Bạn cần ngắt hết đến khi nào ra đén lá thứ 8 hoặc 10 thì để nhánh đó lại.
Thụ phấn: Khi thấy đầu hoa cái chuyển vàng là hoa sắp nở. Thời gian này, bạn nên thụ phấn nhân tạo cho hoa vào lúc 6-8h sáng để đạt được tỉ lệ đậu cao nhất.
Ngắt bỏ bớt hoa: Sau 2-3 ngày, nếu thấy hoa cái bắt đầu phình ra là quả đã đậu. Nếu có quá nhiều hoa đậu quả thì có thể ngắt bỏ bớt chỉ để cây ra 2-3 quả để tập trung nuôi cho tốt. Thông thường, dưa hấu, dưa lưới để lại 2 quả trên cây còn dưa lê được 3-4 quả/cây.


Ngắt bớt ngọn: Khi cây lớn được 22-25 lá thì bạn ngắt bớt ngọn để cây tập trung nuôi quả .
Treo quả: Quả to dần đồng nghĩa với trọng lượng tăng dần. Lúc này, bạn phải dùng dây treo cây lên dể tránh sức nặng của quả kéo cây gẫy.
bón phân: sử dụng phân bón dynamic an toàn cho cây và là sản phẩm hữu cơ an toàn cho người sử dụng sản phẩm . Cách bón:
+ bón lót 50gram trước khi trồng
+ bón thúc sau khi cây lên 6 -8 lá khoảng 50 gram/ chậu
+ bón thúc sau đậu quả khoảng 50 gram / chậu
+ bón thúc sau khi quả băt đầu hình thành vân lưới khoảng 50 gram/ chậu

3. Thu hoạch dưa lưới
Tính từ ngày quả bắt đầu phình ra đến ngày chín khoảng 1 tháng. Quả dưa lưới khi chín phải có màu trắng ngà hay màu vàng, gân lưới xuất hiện rõ hơn và có mùi thơm, nếu quả còn mầu xanh thì là dưa đang còn non, và lúc này hái quả sẽ nhạt và có vị đắng. Hái dưa xong bạn để nơi thoáng mát trong nhà thêm một hai ngày nữa khi ăn dưa sẽ ngọt và ngon hơn.


Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *